Mỗi dự án đầu tư yêu cầu nhà đầu tư và doanh nghiệp phải lựa chọn đội ngũ thi công xây dựng uy tín, đây cũng là cơ hội để các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thi công công trình thể hiện. Nhưng thi công xây dựng là gì? Điều kiện thi công và quy trình thi công như thế nào? Cùng Biglux tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

Thi công xây dựng là gì?

Dựa vào nội dung quy định tại điều 3 Luật xây dựng năm 2014, hoạt động thi công xây dựng công trình bao gồm: xây mới và lắp đặt các thiết bị cho công trình, sửa chữa – cải tạo – chuyển đổi vị trí – bảo dưỡng và phục hồi. Ngoài ra, hoạt động này cũng đề cập tới việc phá bỏ công trình và các công tác bảo hành, bảo trì đối với các công trình xây dựng.

Thi công xây dựng được định nghĩa là quá trình bao hàm các công tác như thiết lập, xây dựng và lắp đặt các thiết bị mới cho các dự án xây dựng nguyên thủy. Bên cạnh đó, nó cũng bao gồm việc thực hiện các công việc sửa chữa, bảo dưỡng, cải tiến, phục hồi, giải phóng mặt bằng và duy tu cho các công trình đang trong quá trình xây dựng.

Khi thực hiện xây dựng nhà phố, việc nắm rõ các quy trình từ giai đoạn xây thô tới khi hoàn thiện là điều vô cùng quan trọng. Công tác thi công xây dựng một công trình bao gồm 2 vai trò chính: tham gia vào quy trình xây dựng công trình và đóng góp vào việc hoàn thiện kết cấu cuối cùng của công trình đó.

Dịch vụ thi công xây dựng công trình xây dựng cần điều kiện gì?

Điều kiện thi công xây dựng hạng I

Dịch vụ thi công xây dựng công trình cần tuân thủ các yêu cầu về năng lực như sau, đối với hạng I:

  • Người chịu trách nhiệm thi công trong lĩnh vực chuyên ngành cần phải có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp. Với kinh nghiệm tối thiểu là 3 năm cho bậc đại học, 5 năm cho bậc cao đẳng nghề.
  • Người giữ vị trí chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của chỉ huy trưởng công trường hạng I trong lĩnh vực chuyên môn được giao phó, có thể làm việc được với tất cả các loại công trình tương tự như trong sổ đăng ký giám sát thi công hoặc những công trình mà họ từng làm chỉ huy trường.
  • Nhân viên kỹ thuật tham gia công việc phải có chứng chỉ hoặc văn bằng từ các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công việc đã đăng ký. Và cần phải có khả năng triển khai đầy đủ các loại máy móc, thiết bị chính để đáp ứng nhu cầu thi công của các dự án.
  • Yêu cầu phải có kinh nghiệm thực tế trong việc thi công các phần quan trọng của ít nhất 1 công trình hạng I trở lên, 2 công trình hạng II trở lên cùng loại với nội dung đề xuất cấp chứng chỉ năng lực.

Điều kiện thi công xây dựng hạng II

Người chịu trách nhiệm thực hiện công tác thi công trong lĩnh vực chuyên môn cần có bằng cấp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp tương ứng với nhiệm vụ được giao:

  • Kinh nghiệm tối thiểu là 1 năm với bằng đại học, 3 năm với bằng cao đẳng.
  • Người giữ vị trí chỉ huy trưởng công trường cần đáp ứng yêu cầu của chỉ huy trưởng công trường hạng II, trở lên, phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao.
  • Có thẩm quyền làm chỉ huy trưởng cho các công trình từ cấp II trở xuống, loại tương tự như công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng hoặc loại tương tự như công trình đã từng đảm nhận vị trí chỉ huy trưởng.
  • Công nhân kỹ thuật làm việc trong thi công cần có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
  • Phải có khả năng cung cấp đủ số lượng máy móc, thiết bị chính yếu để đáp ứng nhu cầu thi công của dự án xây dựng.
  • Yêu cầu đã tham gia thi công trực tiếp tại ít nhất 1 công trình từ cấp II trở lên, 2 công trình từ cấp III trở lên cùng loại với công trình đề xuất cấp chứng chỉ. 

Điều kiện thi công xây dựng hạng III

  • Người chịu trách nhiệm thi công trong lĩnh vực chuyên ngành cần có bằng cấp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp tương ứng với nhiệm vụ được giao.
  • Người giữ vị trí chỉ huy trưởng tại công trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết để trở thành chỉ huy trưởng công trường cấp III trở lên, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn. Họ có thẩm quyền làm chỉ huy trưởng đối với các công trình cấp III và cấp IV có cùng loại hình với công trình ghi trong giấy phép hành nghề giám sát thi công hoặc với các công trình đã từng tham gia.
  • Công nhân kỹ thuật phụ trách thi công phải có các chứng chỉ hoặc bằng cấp liên quan tới đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
  • Cần có khả năng huy động đầy đủ các loại máy móc và thiết bị chính yếu, để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Quy trình thi công xây dựng công trình

  • Tạo lập quản lý điều hành công trình:

Gồm 1 quản lý phòng thi công đảm nhiệm trách nhiệm quản lý toàn bộ khu vực thi công. Đội ngũ KTS của ban chỉ huy gồm chỉ huy trưởng, kỹ sư giám sát công trình, người điều phối công việc cho nhóm và đội thi công, với sự lãnh đạo của các tổ trưởng và đội trưởng.

  • Sắp xếp mặt bằng thi công:
  • Tiếng hành thông báo khởi động dự án tới chính quyền địa phương thông qua văn bản và các hộ gia đình lân cận.
  • Ghi lại hình ảnh hiện trạng xung quanh dự án
  • Cài đặt các biển báo dự án, quy định và an toàn lao động, cảnh báo về dự án đang diễn ra. Chuẩn bị hồ sơ thiết kế công trình như một cơ sở kỹ thuật để thi công dự án nhà phố, xác định vị trí và cao độ chuẩn của công trình.
  • Thực hiện việc thiết lập khu vực làm việc cho công nhân, chuẩn bị mặt bằng và mượn sử dụng vỉa hè cũng như chuẩn bị nguồn điện, nước cần thiết cho việc thi công.
  • Nếu mặt bằng cho phép thì tổ chức khu vực làm việc và cung cấp nơi ở tạm thời cho công nhân, lắp đặt cổng hoặc hàng rào bao quanh công trình theo tiêu chuẩn của công ty xây dựng.
  • Phá dỡ các cấu trúc cũ của công trình và làm sạch khu vực.
  • Chuẩn bị đội ngũ công nhân và quy trình cung ứng vật liệu xây dựng cơ bản.

Biện pháp thi công xây dựng công trình

Trong biện pháp thi công xây dựng công trình bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra an toàn, hiệu quả và tuân thủ các quy định. Dưới đây là một vài biện pháp thi công cơ bản áp dụng cho nhiều loại công trình:

Chuẩn bị mặt bằng

  • Rào chắn và phân loại khu vực thi công
  • Làm sạch mặt bằng, loại bỏ vật cản như cây cối, đá, rác thải…
  • Xác định vị trí các công trình phụ trợ như nhà kho, văn phòng, nhà ăn…

Lập kế hoạch thi công

  • Lên kế hoạch chi tiết về thời gian, nguồn lực, vật liệu, máy móc
  • Phân chia công việc cho từng nhóm, đội ngũ để đảm bảo hiệu quả công việc

Đào móng và làm nền móng

  • Sử dụng máy móc phù hợp để đào móng
  • Tiến hành gia cố nền đất nếu cần thiết
  • Đổ bê tông móng theo đúng quy trình kỹ thuật

Lắp dựng khung cột và sàn

  • Lắp đặt cốt thép, khung cột theo thiết kế kỹ thuật
  • Đổ bê tông cột và sàn để đảm bảo đúng tỷ lệ vật liệu

Xây dựng phần thân và hoàn thiện

  • Xây tường, lắp đặt các bộ phận khác như mái, cửa sổ, cửa ra vào
  • Thực hiện các công đoạn hoàn thiện như trát, sơn, lát nền, lắp đặt thiết bị điện nước…

An toàn lao động

  • Đảm bảo mọi công nhân đều được trang bị đầy đủ thiết bị an toàn cá nhân khi làm việc
  • Thiết lập quy trình an toàn, khẩn cấp và đào tạo cho công nhân.

Quản lý chất lượng công trình

  • Kiểm tra định kỳ chất lượng vật liệu, công việc thi công
  • Tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng trong suốt quá trình thi công

Quản lý tiến độ công trình

  • Theo dõi sát sao tiến độ công việc, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
  • Sử dụng phần mềm quản lý dự án để cập nhật tiến độ và quản lý các nguồn lực

Môi trường

  • Xử lý chất thải xây dựng theo đúng quy định
  • Hạn chế tiếng ồn, bụi và các loại ô nhiễm khác ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Bàn giao công trình

  • Kiểm tra tổng thể công trình sau khi hoàn thành
  • Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư hoặc người dùng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thi công xây dựng công trình, mọi thắc mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ BigLuxury để được hỗ trợ tư vấn nhé.